Vải interlock là vải gì? nó có ưu nhược điểm gì mà chúng được ư chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành may nặc cũng như ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay như vậy. Để biết rỏ hơn thì chúng ta hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vải interlock nha!
Đúng như tên gọi, interlock là loại vải được dệt theo kiểu interlock (kiểu dệt cải tiến của vải thun RIB) và chỉ mới được phát triển trong vài năm trở lại đây. Đặc điểm của kiểu dệt interlock là sử dụng 2 cây kim đan để dệt, tạo thành những đường sường nỗi và rãnh chìm chạy dọc theo vải như vải thun RIB, nhưng khác biệt ở chổ là vải interlock có đường dệt rất mảnh và mịn hơn vải thun RIB.
Vải được dệt với công nghệ dệt bằng 2 kim trên cùng một máy chính vì thế mà các sợi vải được liên kết chặt chẽ giúp cho bề mặt vải được dày hơn, không bị xù lông khi sử dụng lâu dài. Do đó những sản phẩm may mặc được làm từ vải Interlock có thể vẫn luôn trông như mới sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra khi vải bị kéo căng thì cũng sẽ không bị rách hay sờn.
Vải Interlock được dệt từ các sợi cotton cao cấp cho ra những thành phẩm hút nước tốt. Vì vậy giúp cho khả năng thấm hút mồ hôi là rất cao, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Vải co giãn rất tốt, và khi kéo chúng giãn ra thì vải có thể trở về được hình dạng ban đầu. Vì vậy, vải được đánh giá là có độ đàn hồi hoàn hảo.
Mặc dù vải Interlock dày hơn những loại vải khác, nhưng độ thoáng khi của vải vẫn được cho là rất cao. Nhờ vào ưu điểm này mà vải được dùng để may các loại áo quần thể thao.
Nhờ vào công nghệ dệt Interlock mà mép vải không hề bị cong lên cho dù đã bị cắt. Điều này là một lợi thế đối với các thợ may, nó giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc may vá.
Đây là một loại vải có giá thành không cao, mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng nhìn chung giá phải ở mức độ vừa phải, ai cũng có thể sử dụng được.
So với những loại vải được dệt từ sợi cotton khác, vải Interlock có bề mặt mịn hơn, giúp cho người mặc không cảm thấy bị thô ráp và tạo được sự dễ chịu nhất định.
Vải interlock có một nhược điểm đó là cần một lượng thuốc nhuộm lớn hơn so với các loại vải khác. Lý do đó là vì bề mặt vải Interlock có cấu trúc lớn hơn nên khi nhuộm cần phải có một lượng thuốc lớn mới có thể che phủ toàn bộ bề mặt vải.
Vải sẽ bị co rút lại nhiều sau khi giặt, nhưng thường chỉ đối với lần giặt đầu tiên. Chính vì vậy trước khi may một sản phẩm nào đó bằng vải Interlock, cần phải giặt vải trước một lần để xem sự co rút của nó rồi mới tiến hành may.